Cách tập lực cho Chào mào đúng nhất
Cách tập lực cho Chào mào đúng nhất?
Hầu hết anh em mới bắt đầu chơi chim chào mào Hót đấu – Đấu hót thường hay băn khoăn “Tập lực cho chào mào thế nào chuẩn, nhanh căng lửa và không làm hư chim…” tất cả sẽ được giải đáp qua Video này cho anh em. Để nắm rõ và tự tin tập lực cho chiến binh của anh em, mình cần phải nắm kỹ những yếu tố sau:
1. VÌ SAO BẠN PHẢI TẬP LỰC CHO CHIM CHÀO MÀO?
Vì sao ư? chắc chắn là tăng cường thể lực cho chú chim của anh em, tăng độ dẻo dai, độ bền khi ra giàn cafe hoặc đi thi thố…đòi hỏi chim Chào mào của anh em phải đấu hót trong thời gian nhiều giờ liên tục. Khi đi thi đấu, chim Chào mào phải đấu dưới thời tiết nắng nóng từ 9h-12h sáng hoặc hơn nên đòi hỏi chú chim phải quen với thời tiết khắc nghiệt đó cũng như có đủ sự bền bỉ trên giàn.
2. THỜI ĐIỂM TẬP, THỜI GIAN LÚC MẤY GIỜ, THỜI LƯỢNG THÌ BAO LÂU?
THỜI ĐIỂM LÀ GÌ? Có 2 thời điểm mà bạn thường phải cho Chào mào tập lực đó là:
– Thời điểm thứ nhất là: Sau khi Chào mào thay lông xong hay còn gọi là “xong lông”, thì mình phải thả lực cho chim để giúp chim ôm lông, và nhanh lấy lại được sự thanh thoát, phong độ đỉnh cao sau thời gian thay lông ù lì, mập mạp, nhiều mỡ, ăn nhiều, ít vận động. hehe.
– Thời điểm thứ hai là: Trước các trận thi đấu: Anh em phải rèn thể lực cho chim để giúp chim đấu được hàng giờ trên giàn. Nhưng lưu ý chỉ cho tập lực trước ngày thi khoảng 10 ngày thôi. Còn 10 ngày trước khi thi chỉ chăm chim bình thường, phơi nắng, tắm táp, cào cào mồi sống…như thường vẫn chăm nhé. Như vậy sẽ giữ được thể lực cho chim vào ngày thi.
THỜI GIAN LÚC MẤY GIỜ? Tốt nhất bạn cho tập lực từ sau 7h30 sáng khi có ánh nắng mặt trời để giúp chú chim vừa tắm nắng tốt cho lông, vừa tập thể lực khoẻ mạnh nhanh căng lửa.
THỜI LƯỢNG BAO LÂU? Bạn phải tập từ từ, tăng dần thời gian tập lên mỗi ngày chứ đừng bắt chim tập liên tục nhiều giờ liền ngay những ngày đầu nhé! Chim Chào mào sẽ bị bã chim, suy chim, mệt mỏi là không tránh khỏi. Tốt nhất bạn nên cho tập theo lịch trình sau (áp dụng cho những chú chim mới bắt đầu tập)
– Tuần đầu tiên: Nên thả lực từ 20-30 phút thôi rồi cho chim nghỉ ngơi. Tập cách ngày. Ví dụ: Thứ 2 tập lực thì thứ 3 nghỉ, Thứ 4 tập lại, Thứ 5 nghỉ…để giúp chim phục hồi lấy lại thể lực nhé.
– Tuần thứ 2: Bạn cũng vẫn nên giữ thời gian tập ngày tập ngày nghỉ nhưng thời lượng bạn có thể tăng lên 30-40 phút nhé vì lúc này chú chim đã quen dần với việc tập lực rồi.
– Tuần thứ 3: Bạn vẫn giữ ngày tập ngày nghỉ nhưng có thể tăng thời gian thả lực từ 45 – 90 phút nhé.
– Tuần thứ 4 trở đi: Bạn hoàn toàn có thể cho chim tập thường xuyên hơn là thời gian tập cũng lâu hơn có thể từ 90 phút – 3 tiếng, đôi khi bạn có thể thả trong lồng lực tới chiều luôn cũng được miễn là có đủ thức ăn, nước uống cho chim nhé.
3. ĐẶT LỒNG TẬP LỰC Ở VỊ TRÍ NÀO?
– Bạn phải đặt lồng tập lực ở vị trí nào cao, tránh chó mèo vồ nhé. Vì bạn không ngồi ở đó xem chú chim tập lực suốt được, nên nhiều lúc bị mèo nó theo dõi và vồ làm hoảng chim, đôi khi rớt lông, và…đau lòng hơn nữa ^^ – Vị trí đặt phải ở nơi có ánh nắng buổi sáng chiếu vào hoặc đi ngang qua (là tuyệt vời nhất). Vì chim vừa tập, vừa tắm năng cực kỳ tốt về mọi mặt nhé.
4. BỐ TRÍ CẦU, THỨC ĂN, NƯỚC UỐNG TRONG LỒNG TẬP LỰC THẾ NÀO?
– BỐ TRÍ CẦU: Lồng lớn 1m2: Đối với lồng 1m2 theo kinh nghiệm của mình thì thời gian đầu sẽ lắp 3 cầu cho chim đậu.
+ 2 cầu 2 đầu, 1 cầu cáo hơn, 1 cầu thấp hơn. Mỗi cầu cách thành lồng 15-20cm để tránh việc đuôi chim quẹt vào khi đậu làm hư xấu đuôi.
+ 1 cầu ở giữa thấp: Để giúp chú chim nghỉ giữa chừng nếu chưa quen bay từ đầu này qua đầu kia vào thời gian đầu. Viêc bố trí cầu giữa thấp xuống gần đấy lồng, giúp chú chim sẽ phải phóng lên khi muốn bay qua 2 cầu khác, giúp chim có nhiều tư thế để tập lực hơn mang lại sức khoẻ, sự rèn luyện tốt hơn.
– Lồng nhỏ hơn như 1m, 80cm, 60cm: Thì mình chỉ bố trí 2 cầu 2 đầu, mỗi cầu cách thành lồng 15-20cm để tránh chim qua quẹt đuôi.
– THỨC ĂN: Thức ăn (cám, trái cây, rọ cào cào) thì để 1 đầu, đầu còn lại là cóng nước. Việc này giúp cho chim phải bay qua bay lại nhiều hơn khi muốn ăn hoặc uống nước. Chim sẽ khoẻ hơn.
5. CÁC LOẠI KÍCH THƯỚC LỒNG TẬP LỰC CHO CHÀO MÀO PHỔ BIẾN?
Có các loại kích thước lồng như sau: 1m2, 1m, 80cm, 60cm. Đối với lồng 1m2 & 1m thì phù hợp để anh em tập lực cho chim trong thời gian nhất định thôi (1h – 3h) hoặc từ sáng tới chiều. Đối với lồng nhỏ hơn 80cm hoặc 60cm, thì khi chim đã tập lực quen bạn có thể để chim sống, sinh hoạt trong lồng lực luôn cũng được.
6. NHỮNG LƯU Ý PHẢI NHỚ?
– Đặt lồng lực ở vị trí cao tránh mèo, chó vồ, làm nguy hiểm và hoảng chim.
– Khi chim tập lực xong nhớ bổ sung cho chim một miếng cam giúp chim phục hồi lại thể lực.
– Không tập lực cho chào mào khi chim đang không được khoẻ như bị ho, tiêu chảy, kém linh hoạt…
– Nên có một lớp vải bố hoặc carton lót vào bố lồng giúp chim nếu có nhảy xuống bố lồng không làm hư / xấu đuôi. Và ở trên đỉnh nên có một miếng che khác, giúp chim tránh nắng, tránh mưa khi cần.
– Đặt lồng lực nơi có ánh nắng mặt trời buổi sáng. …
TÓM TẮT
Tập thể lực là một điều không thể thiếu đối với anh em nghệ nhân nuôi chim Chao mào hót đấu. Bạn muốn con chim của mình có đủ thể lực để chơi trên giàn cứng nhiều giờ thì tập thể lực cho Chào mào là yếu tố bắt buộc nhưng cũng phải thật đúng cách nữa nhé.
SẢN PHẨM BÁN CHẠY DÀNH CHO CHÀO MÀO